Đặc thù nhà ở đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là dải đất trù phú, màu mỡ của nước ta. Con sông 9 nhánh cho miền đất này phù sa để cây trái tốt tươi, trù phú. Nhưng cũng chính đặc thù này tạo nên những thách thức trong việc xây dựng ở nhà nơi này, bạn hãy cùng Mái Đẹp Nhà Sang tìm hiểu những đặc trưng trong xây dựng nhà ở tại khu vực này qua bài viết sau đây nhé!

1. Đặc thù “sống chung với lũ”

Nhắc tới đồng bằng sông Cửu Long, chắc hẳn bạn sẽ nhớ ngay đến mùa nước nổi, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Tuy nhiên, bạn sẽ bất ngờ bởi người dân ở đồng bằng sông Cửu Long không xem “mùa nước nổi”, tức mùa mưa lũ là thiên tai. Ngược lại, họ xem đây là nguồn tài nguyên quý giá mà tự nhiên dành tặng cho quê hương.

Mưa lũ làm tăng lượng nước có tự nhiên, làm tôm cá dồi dào, cung cấp phù sa cho đồng lúa. Nhờ phù sa bồi đắp, đất đai phì nhiêu, rửa mặn, rửa phèn, cây trái tốt tươi. Cũng chính mưa lũ đã mang lại nhiều sinh kế cho người dân, giúp họ có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Thế nên, người dân đồng bằng sông Cửu Long xem mưa lũ là một phần cuộc sống, như một truyền thống nhiều đời nay.

2. Mô hình nhà truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long:

●      Nhà dọc ven sông

Đó là những ngôi nhà sàn được dựng dọc ven sông với sàn nhà cao dựa theo mức nước lũ từng chỗ khác nhau. Đây là cấu trúc nhà đặc thù, phù hợp với vị thế cũng như những biến động của dòng nước. Khi mùa nước lên, bạn sẽ thấy sàn nhà có thể được đưa lên cao hơn nhờ vào lực đẩy của xe xuồng máy. Còn đến mùa hè, diện tích dưới sàn được tận dụng để nghỉ ngơi tránh nắng, nuôi động vật, cất giữ dụng cụ lao động…

Hiện nay, nếu bạn đến An Giang, có thể dễ dàng nhìn thấy dạng nhà này ở huyện An Phú. Người dân sinh sống ở giữa ruộng và sông, dọc các con đê bên bờ sông. Không gian này đặc trưng cho nhà ở của cư dân vùng lũ.

Nhà sàn ở đồng bằng sông Cửu Long

●      Nhà ở vùng giáp nước

Giáp nước là vị trí đổi con nước. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi này thường có một cái chợ nhỏ, hoặc đôi khi có vài hàng quán. Ghe thuyền thường dừng  lại, ghé vào các hàng quán ăn uống, nghỉ ngơi, đợi con nước sau rồi tiếp tục.

Vùng giáp nước ngoài hàng quán, chợ, cũng tập trung nhiều loại hình dịch vụ khác, cửa tiệm buôn bán, tạp hóa, may vá, sửa chữa ghe tàu…tạo nên một “xóm chợ” khá đông đúc và nhộn nhịp.

●      Nhà lá, đường trước sông sau

Chắc hẳn bạn sẽ không lạ gì với dạng nhà khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long này. Nhà có mặt đường ở phía trước, phía sau lại có sàn lấn ra sông. Trên sàn có khi đặt một lu nước, có khi được gia chủ dùng làm nhà bếp hoặc làm nhà vệ sinh, rất thuận tiện cho sinh hoạt vì gần nguồn nước.

Nhà kiểu này đã trở thành một hình ảnh thân thương khi nhắc đến cư dân đồng bằng sông Cửu Long, mộc mạc, gần gũi như tính cách con người của họ. Đặc biệt, vật liệu làm nhà từ dừa nước cũng hết sức thân thuộc, đặc trưng cho thiên nhiên cây cỏ xứ này.

Nhà lá quen thuộc với bà con đồng bằng sông Cửu Long

3. Nhìn vào thực tế khi xây nhà ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn có thể thấy hiện nay, mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thưa dần do sự biến đổi của môi trường. Mùa nước nổi không còn, đời sống con người cũng thay đổi. Nhiều khu dân cư, nhà ở bị bỏ hoang. Khi các ngành nghề dựa vào sông nước đã bị ảnh hưởng ít nhiều, người dân bắt đầu bỏ đi xứ khác, dẫn đến tình trạng phần lớn các khu dân cư vùng lũ rất ít người sinh sống.

Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động nặng nề bởi sự biến đổi khí hậu.

Vậy có thể hiểu rằng, xây dựng nhà ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực vùng lũ, bạn không phải chỉ dựa trên đặc điểm địa hình, mà còn phụ thuộc vào kinh tế, đời sống, thậm chí cả hệ sinh thái, con nước chìm nổi, nguồn cá và phù sa…

Thế nên mới nói, đây là một thách thức dành cho chúng ta, muốn xây dựng và sáng tạo, còn dựa vào thực tế của từng địa phương…

Tin liên quan

Tôi muốn tìm